Nhận biết nguy cơ bảo mật và cách phòng chống Hacker

chong-hacker

Kính thưa quý vị! Trong thế giới mạng ngày nay, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ việc sơ hở trong bảo mật thông tin cá nhân. Điều này dẫn đến nhiều hệ luỵ mà đôi khi ta không thể đánh giá hết hậu quả tai hại của nó. Chính vì thế, mỗi cá nhân chúng ta phải Nhận biết nguy cơ bảo mật thông tin cá nhân và cách phòng chống Hacker.

Nguy cơ bảo mật thông tin cá nhân

Bạn lo lắng về việc người yêu cũ, người lạ, kẻ gian… đã xâm nhập vào tài khoản Facebook của bạn?  Hay các Hacker đang chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của bạn? Một ngày kia, bạn bè người thân của bạn đồng loạt nhận được những dòng chát messenger yêu cầu, nhờ vả chuyển tiền, xin mã thẻ nạp điện thoại… trong khi bạn không thể truy cập vào tài khoản Facebook của mình nữa.

bao-mat-thong-tin-ca-nhan

Hầu hết các mối nguy hiểm xuất phát từ thực tế là nhiều người thiếu hiểu biết chung về Internet, và máy tính, sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân. Vậy nên hãy làm rõ nhận thức những thông tin quan trọng nhất nào!

Hacker là gì

Hacker là những người thường khai thác các lỗ hổng trên Internet hoặc trong các thiết bị của chúng ta. Có khoảng hai loại Hacker: White hat và Black hat (mũ trắng và mũ đen). Những Hacker mũ trắng tìm kiếm (và thỉnh thoảng công khai) các lỗ hổng để khiến các công ty sửa lỗi, làm cho Internet trở nên an toàn hơn một chút, thường là một phát hiện tại một thời điểm.

Khi các phương tiện truyền thông nhắc tới Hacker, đó thường là Hacker mũ đen. Là những người không có ý định tốt, họ có thể đang tìm cách để ăn cắp tiền hoặc truy cập vào các thiết bị để theo dõi mọi người. Họ cũng có thể quan tâm tới các file nhạy cảm như những bức ảnh khỏa thân hoặc bản sao hộ chiếu của bạn.

Cũng có những Hacker cố gắng xâm nhập vào các thiết bị của người khác chỉ để… cho vui. Những người này (chủ yếu là trẻ tuổi) nghĩ đến việc hacking như một trò nghịch ngợm. Họ vẫn thực hiện điều đó nghiêm túc mặc dù động cơ dường như vô tội.

Cuối cùng, một số Hacker hoạt động thay mặt cho các chính phủ. Các Hacker được thuê bởi các dịch vụ ngầm hoặc cảnh sát là loại nguy hiểm nhất, nhưng không gây hại cho hầu hết mọi người. Họ thường hack những kẻ khủng bố, tội phạm và các thế lực thù địch.

Tuy nhiên. Bạn hãy tin tôi đi, mấy trò hack lấy mất facebook thì chẳng cần đến hacker đâu. Chính sự cẩu thả và không cẩn thận của bạn đã dâng không tài khoản cho kẻ xấu, nhiều khi kẻ xấu đó chỉ là những kẻ gà mờ công nghệ.

Mấu chốt của bảo mật thông tin cá nhân chính là số điện thoại

Hãy bắt đầu từ số điện thoại di động của bạn trước nhé. Nó rất an toàn, ít nhất là được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Bạn muốn sử dụng một số di động thì bạn phải đăng ký bằng thẻ CCCD hay CMND của bạn. Như vậy sim của bạn là chính chủ của thuê bao đó. Bạn bị mất sim người khác không làm lại thay bạn được, chỉ có mình bạn mới có thể khôi phục lại sim số của bạn.

Hãy dùng số di động của bạn để làm số điện thoại khôi phục cho email chính (hẳn là bạn thường sử dụng Gmail). Bật xác minh 2 bước khi đăng nhập vào email của bạn bằng tin nhắn, app OTP đến điện thoại.

Tương tự, khi đăng ký tài khoản Facebook chẳng hạn, hãy bật xác minh 2 bước và cài đặt số điện thoại bảo mật. Có như vậy, kể cả khi người khác có mật khẩu cũng không thể truy cập được vì không vượt qua được xác minh 2 bước.

Những điều cơ bản

Mật khẩu

Ngày nay, bạn cần một tài khoản cho mọi trang web hoặc ứng dụng và tất cả đều yêu cầu mật khẩu. Chúng ta thường gặp khó khăn khi ghi nhớ nhiều mật khẩu khác nhau, vì vậy chúng ta thường có thói quen sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản. Đây là thói quen cực kỳ tệ hại

Trong khi điều đó làm cho bạn dễ nhớ hơn, nó cũng rất rất nguy hiểm. Nếu một hacker có được mật khẩu Facebook của bạn, bạn sẽ không muốn hacker đó có thể truy cập vào cả tài khoản ngân hàng của bạn. Và nếu bạn chia sẻ mật khẩu Netflix của mình với một người bạn, người đó cũng không nên sử dụng mật khẩu đó để đăng nhập vào Gmail hoặc Facebook của bạn.

Đó là lý do tại sao việc sử dụng mật khẩu khác nhau cho mỗi trang web, ứng dụng và dịch vụ là rất quan trọng. Chỉ cần thay đổi một chữ số hoặc chữ cái sẽ không có ích. Những loại biến thể đó rất dễ đoán. Rất may có một giải pháp hữu ích cho vấn đề này: trình quản lý mật khẩu. Tôi khuyến nghị bạn nên sử dụng Lastpass, hoặc Dashlane

Hãy đặt một mật khẩu mạnh, đủ dài, có sự kết hợp của nhiều loại ký tự. Các trình quản lý mật khẩu đều có tính năng Generate Secure Password để giúp bạn tạo mật khẩu mạnh.

Xác thực 2 yếu tố (xác minh 2 bước)

Tại sao phải làm điều rắc rối này? Nếu một hacker có được thông tin đăng nhập của bạn, người đó cũng sẽ cần mã được gửi đến điện thoại của bạn ngay khi họ cố gắng đăng nhập. Rất khó có thể truy cập vào điện thoại của bạn. Hai yếu tố cũng cảnh báo bạn về các lần thử đăng nhập của kẻ xấu. Bằng cách đó, bạn sẽ biết người khác đã cố gắng truy cập trái phép.

Hãy cảnh giác khi sử dụng thiết bị lạ

Đôi khi, vì công việc, chúng ta phải đăng nhập tài khoản email, facebook… trên những thiết bị KHÔNG PHẢI của chúng ta. Vì thế, sau khi sử dụng xong, hãy nhớ thoát tài khoản ra, và cẩn thận hơn là xoá cache, cookie, các file lưu tạm của trình duyệt. Và tuyệt đối đừng bao giờ sử dụng tính năng gợi ý “lưu tài khoản và mật khẩu” trên trình duyệt.

Google chính họ tên và số điện thoại của bạn

Google chính bạn thường xuyên để biết thông tin cá nhân nào có thể bị xem bởi tất cả mọi người. Ví dụ: bạn có thể thiết lập thông báo gửi email cho bạn mỗi khi tên bạn xuất hiện trên Google

Bảo mật tài khoản Facebook như thế nào?

Để bảo vệ các loại tài khoản nói chung và tài khoản Facebook nói riêng người dùng nên:

  • Đặt mật khẩu mạnh
  • Đổi mật khẩu định kì
  • Bật tính năng bảo mật 2 lớp
  • Bật tính năng cảnh báo đăng nhập trên thiết bị lạ
  • Không click vào những đường link không an toàn
  • Tránh chia sẻ công khai thông tin cá nhân nhạy cảm
  • Cập nhật phiên bản mới của hệ điều hành, trình duyệt
  • Không đặt mật khẩu giống cho các tài khoản khác nhau
  • Không sử dụng email công việc đăng ký tài khoản trực tuyến
  • Không đăng nhập tài khoản trên các thiết bị lạ, không an toàn
  • Không tin và click vào các hình zai xinh gái đẹp trên mạng…

Nếu thấy bài viết có ích hãy chia sẻ để nhiều người nâng cao kiến thức bảo mật thông tin cá nhân và chống hacker các bạn nhé!

Bộ phận quản trị rủi ro – Công ty Phần mềm Cuộc Sống biên soạn

5/5 - (1 vote)